Lang thang bờ Hồ

Từ lâu rồi tôi đã thích đi lang thang, và giờ cũng vẫn thế. Phố đi bộ bờ Hồ trưa thứ 7 vắng vẻ, chỉ lác đác vài người qua lại. Cảm giác như đây là cả thế giới của riêng mình, ta có thể bay nhảy hò hét thoải mái.


Thực ra đã lâu lắm rồi tôi mới ra bờ Hồ vào lúc trưa thứ 7 như thế này. Đó là khi hội thảo về khơi dòng văn hóa Việt thế kỷ 18-20 ở trung tâm văn hóa nghệ thuật Pháp kết thúc. Tôi đã biết được nhiều điều về lịch sử văn hóa Huế, về dịch thuật, về những người Pháp đã từng sinh sống ở Huế từ thế kỷ 19. Tôi tự hỏi, tại sao không có nhiều người Việt viết về cuộc sống của chính mình trong lịch sử từ những thế kỷ trước. Tại sao lại là những người Pháp vốn mang trong mình tư tưởng thực dân viết về chúng ta? Có thể những người phương Tây họ sẵn sàng viết những gì mắt thấy tai nghe, những suy nghĩ của chính bản thân họ về xã hội Việt Nam lúc bấy giờ mà không hề bị những tư tưởng khác khống chế, hay lo sợ sẽ bị tù đày khi có một vài tư tưởng lầm lạc. Phải chăng đó là sự tự do vốn có của người phương Tây dám đi ngược lại với định kiến hay lối mòn suy nghĩ để tạo ra một nền văn minh vượt trội?. Trong khi đó những người Việt viết lên ý nghĩ của họ qua sự ẩn dụ của thơ ca. Sự ảnh hưởng quá lớn về tư tưởng của đạo Khổng, chữ Nho, nền văn hóa Hán hóa đã sói mòn đi sự tự do sáng tạo và khiến cho nền văn minh của chính người Việt đi xuống. Rồi cuối cùng, chúng ta bị phương Tây thôn tính dễ dàng cả về thực địa và lối sống.

Tuy nhiên đó chỉ là câu hỏi của tôi, một người của thế hệ ngày nay. Tôi không có ý trách móc thế hệ cha ông mình, bởi cách suy nghĩ cách đây 200 năm và suy nghĩ của bây giờ đã khác nhau hoàn toàn. Không thể phủ nhận rằng, chính bản thân tôi đã bị tây hóa, mặc dù tôi vẫn là người Việt. Ông cha ta đã hy sinh quá nhiều để cố gắng gìn giữ những truyền thống văn hóa cũng như bờ cõi của mình. Mỗi thời điểm lịch sử lại có đặc trưng và hoản cảnh riêng, và người Việt phải lựa chọn để đảm bảo cho sự yên ổn của đất nước và chính dân tộc mình. Các cuộc chiến tranh đã tàn phá đất nước quá nhiều và không có ai mong có thêm chiến tranh cả. Sự tranh giành ngôi báu, sự chiến thắng của kẻ mạnh, tất cả đều là những sự kiện lịch sử không thể tránh khỏi. Vì chính lịch sử đã lựa chọn những điều đó để những người xuất chúng xuất hiện và xoay chuyển đất nước sang trang mới. 

Thử hỏi một dân tộc bị Hán hóa (phụ thuộc vào Trung Quốc) thì liệu dân tộc đó còn có những nét riêng. Câu trả lời chính là ở những người dân bình thường, những người lam lũ, không biết chữ Hán. Đó là những người sống phía sau những lũy tre làng nơi mà "phép vua thua lệ làng". Họ không biết chữ Hán, họ không quan tâm đến đạo Khổng nhưng họ luôn một mực giữ gìn những văn hóa lề lối của chính làng quê nơi họ ở và rộng hơn là truyền thống của cả một vùng đất và hơn nữa là tư tưởng của cả một dân tộc. Nếu như những tầng lớp quan lại lúc nào cũng phải khổ luyện chữ nghĩa, thâm thúy Khổng giáo và Nho giáo, trung thành với minh quân để giữ cái ghế hay chờ đợi được thăng tiến, để rồi tự nhận mình là hậu duệ của "Hán nhân" mà không hề có chút xấu hổ. Thì những người dân, họ vốn chỉ quan tâm đến sự yên ổn làm ăn và cuộc sống no đủ của chính mình mà không quan tâm nhiều đến tư tưởng thâm thúy nào cả. Như vậy 98% người Việt khi đó không hề tự nhận mình là hậu duệ Hán nhân hay chấp nhận bị Hán hóa. Và điều đó giải thích cho cái nhìn sai lầm của các tác giả phương Tây khi viết về Việt Nam trong thời điểm lịch sử ấy. Việt Nam khi ấy không phải là Indochina, người Việt không phải là người An Nam. Người Việt không quan tâm đến cách gọi của Trung Quốc hay các đế quốc thực dân khác. Thậm chí chúng ta vẫn tự coi mình là con rồng cháu tiên với rừng vàng biển bạc, đất nước uốn lượn hình rồng. Người Việt chỉ quan tâm đến hòa bình tự do và sẵn sàng hy sinh tất cả vì điều đó.

Vì sao nhà Nguyễn thất bại dễ dàng trước người Pháp? Bởi nhà Nguyễn nắm giữ quyền lực khi chế độ phong kiến đang đến hồi kết thúc. Và chính vì họ cố gắng đi ngược lại quy luật nên đã không thuận với lòng dân. Những chiến binh người Việt ra trận rất dũng cảm nhưng chính họ lại là những người đàn áp nhân dân. Đất nước đã nghèo lại càng nghèo thêm vì sự thối nát của chế độ phong kiến và người dân cần những thay đổi lớn. Người Pháp đã mang nền văn minh của họ đến, những con đường, những cây cầu, hệ thống đường sắt, phân xưởng... đã làm đổi thay đất nước. Mặc dù ẩn sau đó là sự kỳ thị và bóc lột nô lệ tàn bạo có hệ thống của đế quốc thực dân. Trong khát vọng tư do dân tộc, các cuộc khởi nghĩa, phong trào cần Vương theo tư tưởng phong kiến đều thất bại và đến khi xuất hiện Nguyễn Ái Quốc với tư tưởng mới vượt trội, cuộc cách mạng đã thành công. Như vậy cuộc xâm lược của người Pháp cũng là một sự kiện tất yếu của lịch sử, và đường cách mệnh ra đời chính là một tất yếu khác để lịch sử bước sang trang tươi sáng.


Cuộc hội thảo có rất nhiều bạn trẻ có khi trẻ hơn tôi và các bạn sinh viên. Thật vui khi mối quan hệ Việt - Pháp vẫn khăng khít dù cho đã xảy ra những mâu thuẫn đã có trong lịch sử. Thật tiếc là thời gian có hạn để các bạn đặt ra nhiều câu hỏi hơn về những sự kiện trong lịch sử. Bởi đất nước 4 ngàn năm có quá nhiều quãng tối trong lịch sử khi những di tích, thư cảo đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá. Và một điều tôi nhận ra rằng, chúng ta, những người Việt Nam ở mọi độ tuổi đều mang trong mình tâm tư của chính cha ông mình bao đời nay đó là khát vọng tìm về nguồn cội, tìm về với những bản sắc riêng mà dân tộc mình đã từng có. 

4 nhận xét:

  1. Miss cũng đã từng có 1 tri kỷ, người ấy thích dạo bờ hồ nên bọn Miss đã đi dạo rất nhiều, hầu như những bờ hồ SG đều đã chứng kiến khoảnh khắc bên nhau của bọn Miss. Và anh ấy là một người rất tuyệt vời, anh ấy có cách nói chuyện dí dỏm, đơn giản nhưng đáng yêu. Anh ấy giúp đỡ người khác mà không hề suy nghĩ hay mong muốn đền đáp. Bản thân Miss đã nhận của anh rất nhiều ân huệ.
    Cho nên Miss nghĩ những người đàn ông thích đi dạo bờ hồ thường thì có tâm hồn đẹp, chân thành.
    Miss đánh giá cao 1 người đàn ông như vậy. ^^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chị Miss thích hình ảnh người đàn ông thích suy tư. :) Nhưng hầu hết mọi người đều không hoàn hảo.
      Dù sao quan trọng nhất là mình đã có những kỷ niệm đẹp.

      Xóa
  2. Trả lời
    1. dạ vâng, cảnh đẹp, đầu óc thảnh thơi. quan trọng nhất là thời điểm đó hồ Gươm lại vắng vẻ. :)

      Xóa

Anhnh.thienloc@gmail.com

cảm xúc ngày đầu tuần

Sáng thứ hai, bầu trời vẫn âm u như những ngày trước. Bất chợt một tia nắng hiếm hoi chiếu tới rồi nhanh chóng bị những đám mây ...