Cuộc sống tươi đẹp (1)

 


Thử tưởng tượng về một người đàn ông đang ngồi trên bờ biển. Bãi cát vàng trải dài trong nắng, nhưng lại trở nên xám xịt lầy lội vào ngày mưa gió. Những con sóng nhẹ nhàng xô bờ ngày đẹp trời bỗng đục ngầu trong cơn giông bão. Nhưng người đàn ông đã quên mất mục đích của mình ở đây. Anh ta cố gắng đón lấy những con sóng tốt, cố nắm giữ lấy chúng, rồi lại cố gắng chạy càng xa càng tốt hay xua đi những con sóng xấu. Vì thế người đàn ông bắt đầu lo lắng rằng liệu những ngày êm ả có còn ở đó không và rồi khi nào anh ta sẽ phải đối mặt những ngày mưa gió. Những con sống dù tốt hay xấu, chúng vẫn cứ xô đến và rồi rút đi như lẽ thường tình, những bãi cát sẽ cứ khô ráo óng ả và rồi lầy lội bẩn thỉu như nó vẫn vốn thể. Và rồi người đàn ông cứ cố gắng giữ lấy những điều gì tốt nhất nhưng rồi nhìn lại, lại chẳng có gì ở lại trong bàn tay mình. Vì thể, bên bờ biển ngày đẹp trời này, anh ta vẫn thấy buồn bã và lo lắng. Rốt cuộc chẳng còn đâu thời gian để tận hưởng nữa.

Các chính trị gia luôn tìm mọi cách đo lường hạnh phúc của con người bằng hàng loạt các câu hỏi, hay những chỉ số về nhịp tim hay huyết áp… Từ đó họ để ra những chính sách để cuộc sống người dân trong quốc gia mình luôn được đầy đủ, và họ có thể được hưởng những phúc lợi tốt nhất. Nhưng nếu như so sánh mức độ hạnh phúc của một người hiện đại và một người thời trung cổ, thì một sự thật đáng ngỡ ngàng rằng, mức độ hạnh phúc vẫn như nhau. Một người sống trong trong một căn hộ chung cư ấm áp, có đầy đủ tiện nghi, với ban công mở tầm nhìn ra những tòa nhà cao tầng phía trước; còn một người nông dân thời trung đại với mảnh ruộng và túp lều tranh vách đất, đủ để anh ta tránh được mưa nắng và cánh cửa duy nhất nhìn ra ruộng đồng với những cây lúa đang kỳ trổ bông; liệu ai sẽ là người hạnh phúc hơn ai. Hơn bao giờ hết, người hiện đại có một niềm tin về chuẩn mực hạnh phúc khác với người trung đại, một bên có nhà, có xe, có công việc thu nhập cao và một bên là cuộc sống đủ ăn, có tích lũy đủ lương thực và mùa màng bội thu. Những niềm tin về hạnh phúc mỗi thời là khác nhau, con người vốn đã có rồi lại muốn nhiều hơn nữa với nỗi thèm khát vô tận. Rốt cuộc chính quyền có làm gì đi nữa thì mức độ hạnh phúc của con người là vẫn không thay đổi, thậm chí người nghèo bắt đầu ghen ghét với người giàu. Xã hội hiện đại, cộng đồng đã trở thành một quốc gia chứ không còn là một cộng đồng riêng lẻ nữa. Điều đó nói lên rằng, ngày xưa ở những cộng đồng riêng lẻ ít người, nơi con người sống cả đời trong đó, sự so sánh trở nên rất đơn giản. Một cô gái sẽ chỉ lo lắng rằng mình không thể xinh đẹp hơn mười cô gái còn lại trong cộng đồng, sự cố gắng nỗ lực của cô gái nằm trong bàn tay cho phép. Nhưng trong cộng đồng hàng triệu người, cô gái hiện đại phải vươn tới chuẩn mực của những ngôi sao, thì những nỗ lực dù có cải thiện hơn cũng không bao giờ khiến cho cô ấy bằng lòng với chính mình. Vì thế, tiền bạc vật chất có thể khiến con người hạnh phúc trong chốc lát để rồi phía sau đó lại là khoảng trống để những lo âu, phiền muộn về những khao khát mới lại lấp đầy. Bởi xét cho cùng, cái gì đã thành thông lệ thì nó không còn gì đặc biệt cả. Có người nói hạnh phúc là hài lòng với những gì mình đang có, nhưng chẳng mấy ai làm được.

Các nhà sinh học đã có những phát hiện gây sốc. Theo họ, chính những hợp chất sinh hóa trong cơ thể như: serotonin, dopamine và oxytocin cùng hệ thống phức tạp các dây thần kinh và các nơ ron là nhân tố tạo nên cảm giác dễ chịu và khó chịu. Như vậy, hạnh phúc chính là khi con người cảm thấy dễ chịu và vui sướng. Nhưng trớ trêu thay, hạnh phúc lại dao động lên xuống như một biểu đồ hình sin. Lý do là vì quy luật chọn lọc tự nhiên, vốn được tự nhiên áp dụng để tạo nên sự cân bằng, tức là con người sẽ không quá hạnh phúc và không quá đau khổ. Điều này có vai trò quan trọng trong việc khiến cho con người vì say mê vào việc này mà quên mất việc khác gồm việc ăn khi đói và uống khi khát. Giống như một chiếc điều hòa, luôn cố gắng tăng giảm để nhiệt độ trong phòng luôn ở mức vừa phải và mỗi cá nhân có một mức vừa phải riêng. Con người từ xa xưa đến nay dù khác nhau về hoàn cảnh sống nhưng vẫn có chung một mức thang cảm giác đó. Đó là vì người hiện đại không thể chịu đựng nổi sự đau đớn và đói khát giống như người trung đại, bởi khả năng thích nghi mỗi thời khác nhau. Điều đó lý giải vì sao một người hiện đại và một người trung đại lại có mức độ cảm giác dễ chịu và đau khổ như nhau. Như vậy, để kéo dài cảm giác dễ chịu, con người chỉ còn một cách là tác động vào quá trình sinh hóa bên trong mình bằng việc dùng chất kích thích hoặc dùng thuốc. Nhưng đó là con dao hai lưỡi và chắc chắn không phải là giải pháp sáng suốt.

2 nhận xét:

Anhnh.thienloc@gmail.com

cảm xúc ngày đầu tuần

Sáng thứ hai, bầu trời vẫn âm u như những ngày trước. Bất chợt một tia nắng hiếm hoi chiếu tới rồi nhanh chóng bị những đám mây ...