Giao lưu tác giả cuốn “Thưởng trà dưới mái hiên nhà”

Hôm vừa rồi có vị sư Trụ trì đến thăm công ty. Thầy có hỏi cả công ty có biết trà và chè khác gì nhau. Người thì nói là chè thì được trồng ở Thái Nguyên, từ lá chè được sao khô pha nước sôi xong thưởng thức thì gọi là chè. Còn trà thì chắc là cao cấp hơn, với trong Nam phân biệt chè là lá tươi, còn trà là khi được sao lên hay là trà được chế biến, dệt hương thêm nhiều hương vị khác... Thầy nói sai hết, trà và chè chẳng khác gì nhau. Chẳng qua ở ngay đây thôi, như vùng Thạch Thất, người ta hay nói nhầm nguyên âm a với e, hay ày với ài. Bảo sao chùa Sài ở Sài Sơn thì đọc thành chùa Thày đến giờ cả nước ai cũng gọi là chùa Thầy. Hơn nữa 90% người Việt phát âm sai "tr" và "ch", 10% còn lại thì chưa thấy đâu. Thầy tính cũng hài hước nhưng có lẽ đó là cách giải thích hợp lý nhất tính đến hiện tại. 

Nghệ thuật Trà đạo nổi tiếng ở Nhật Bản luôn đòi hỏi sự tinh tế kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Đó là đại diện cho một văn hóa của Nhật, với họ trà là lối dẫn nhập đến cõi thiền hoặc một cõi tinh thần nào đó của người Nhật. Thiền thì chắc chắn phải thong thả, ung dung rồi. Ở Việt Nam không có trà đạo, mà tất cả những gì liên quan đến trà đều dung dị, mộc mạc. Thực ra ở đâu cũng vậy, trà đạo bản chất không cần cầu kỳ về dụng cụ hay kỹ thuật pha chế, nó nằm ở tinh thần của người pha trà và thưởng trà. Ở Việt Nam đó là tinh thần trọng thị, tôn kính hay sự gần gũi thân mật giữa con người với nhau. 
Như vị sư trụ trì đã nói trà với chè không khác gì nhau. Hãy đưa tất cả trở về với bản chất nguyên thủy của trà: một thứ thức uống, để giải khát và để thưởng thức. Sự khác nhau trong chế biến và thưởng thức chính là những bối cảnh khác nhau: thiền, thanh nhàn, mưu sinh... Trà hay chè, đối với người Việt là thứ kết dính con người, như bạn bè, thành viên trong gia đình, hàng xóm, cộng đồng rộng lớn. Bên chén trà, người ta hàn huyên tâm sự trao nhau đủ thứ thông tin.  Hoặc có người tìm đến trà để tìm đến sự thanh tịnh nhẹ nhàng sau ngày dài làm việc và tránh xa chốn xô bồ mỏi mệt. Vậy nên đừng cố gắng tách biệt trà khỏi đời sống hãy để trà là con đường dẫn nhập đến tinh thần thoải mái, tự do.

Ngày đông giá rét, nếu có đi qua phố Tông Đản ta có thể ghé vào quán "Thưởng trà" - phòng 310, số 2 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chủ quán là hai vợ chồng Việt Bắc - Lê Ngọc Linh, cũng là đồng tác giả sách về trà Việt Nam: " Thưởng trà dưới mái hiên nhà". Trong đó anh Việt Bắc chính là chuyên gia lăn lộn với trà Việt từ bao năm nay. Quán nằm trên tầng 3, tầng 1 là hàng ăn, bạn có thể hỏi chủ quán, họ sẽ chỉ lên. Quán không quá rộng, nhưng với đủ các loại trà, cùng hương trầm nhẹ nhàng, đủ đem đến cho bạn sự ấm áp, thanh tịnh. 

-----

"Ngay lúc này, hãy rời mắt khỏi những dòng chữ vô bổ, nhìn về phía con đường, thứ đang đập vào mắt ta tức khắc chính là những cảnh đời mưu sinh vội vã, khi những vệt mồ hôi còn chưa ráo, hay đôi bàn tay còn co quắp bấu lấy làn hơi ấm phà ra từ đôi môi hé mở cũng tím đi vì giá buốt, thì một tách trà với lóng lánh đá bên trong, hay cốc lớn trà nóng để đôi tay lạnh quắp có thể vồ lấy chẳng phải đó là sự an ủi dịu dàng nhất hay sao. Hãy để trà bình dị và ân cần bên ta dọc đường mưu sinh." (Trích Thưởng trà dưới mái hiên nhà)

2 nhận xét:

  1. Thật thú vị chúc bạn thứ Ba nhiều niềm vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã ghé thăm nhé.
      Chúc bạn buổi tối vui. :)

      Xóa

Anhnh.thienloc@gmail.com

cảm xúc ngày đầu tuần

Sáng thứ hai, bầu trời vẫn âm u như những ngày trước. Bất chợt một tia nắng hiếm hoi chiếu tới rồi nhanh chóng bị những đám mây ...