Tọa đàm//: "Trong khi chờ đợi Godot" - Đi tìm ý nghĩa từ sự phi lý.

Nếu như ai đã xem bộ phim ngắn "who are you" trên youtube hẳn sẽ có sự liên tưởng về sự tương phản giống mình. Một chiếc hộp không có gì bên trong, biểu thị cho sự trống rỗng, nhưng chính nhờ sự trống rỗng ấy mà nhân vật the writer có thế tự mình tìm ra rất nhiều ý tưởng. Nhưng tác phẩm "trong khi chờ đợi Godot" lại ở mặt ngươc lại, đầy ắp những hành động, lời thoại nhưng lại để lại trong lòng người đọc một sự trống rỗng, sự trống rỗng của việc chờ đợi trong vô vọng. Với những lời giới thiệu, hẳn phải là một người đọc can đảm mới có thể đọc cuốn sách này và đối diện với những sự vô nghĩa đến phi lý bên trong. Bạn có thể xem vở kịch trên youtube hoặc mua sách do Nhã Nam phát hành.

Buổi tọa đàm diễn ra tại trung tâm văn hóa Pháp trên phố Tràng Tiền, có hai diễn giả ở Việt Nam, một diễn giả đang ở  Mỹ và khoảng hơn năm mươi bạn đọc đến dự. Ngay từ ngoài cửa, sắc vàng ấm áp đã tràn ngập: ánh đèn, màu sơn tường, màu vàng từ những kệ sách ở trong phòng. Trong hơn một tiếng đồng hồ, các diễn giả bàn luận rất sôi nổi về tác giả Samuel Beckett, tóm tắt lại vở kịch, các quan điểm và bàn về thể loại phi lý trong kịch nói và văn học. Lâu rồi mình mới cảm nhận được sự nhiệt tình lan tỏa từ các diễn giả đến vậy. Cả khán phòng có đa số là các bạn trẻ và có những người đã luống tuổi, tuy chiếm số ít.


Với nghệ thuật phi lý có thể tiêu biểu một số tác giả mà ta đã biết như Kafka, Haruki Murakami, Italo calvino với các tác phẩm mà nhiều người biết đến như: Vụ án, nhảy nhảy nhảy, cuộc săn cừu hoang, 1980, nếu một đêm đông có người lữ hành, nam tước trên cây... Và giờ đây, buổi tọa đàm bàn luận về Samuel Beckett với tác phẩm chuyển thể từ vở kịch "trong khi chờ đợi Godot". Dường như mỗi tác giả thế hệ trước lại ảnh hưởng đến những tác giả thế hệ sau. Nghệ thuật phi lý đi ngược lại với sự logic hay nhận thức thông thường. Do đó các tác phẩm thường không có cốt chuyện, đặc trưng nhân vật khá mờ nhạt. Thay vào đó, tác giả tập trung vào các lời nói và hành động, thường là khá dài dòng và khó hiểu. Điều làm lên sự phi lý chính là nhìn bề ngoài thì lời nói và hành động không liên quan gì đến nhau, cũng không liên quan gì đến mạch chuyện. Tất cả mọi chi tiết đều mang theo ẩn ý, một nghệ thuật và một triết lý ngầm ẩn nhằm chống lại một thế lực nào đó hay thể hiện một vài quan điểm nào đó về cuộc sống. Người xem từ đó có thể chia ra thành nhiều loại: chán nản ra về, cố gắng nán lại xem bí ẩn là gì, và trầm tư suy ngẫm. Để trải nghiệm những tác phẩm phi lý này, người đọc cần chuẩn bị cho mình một tâm thế đối diện với: nỗi sợ hãi, sự buồn chán và hiện thực trần trụi của cuộc sống con người. Đây không phải là loại hình để giải trí mà mang tính thách thức cao. 

Không ai biết Godot là ai, ngay cả chính tác giả. Kể từ khi ra đời, vở kịch đã gây ra nhiều tranh cãi và quan điểm trái chiều. Rất nhiêu quan điểm về tác phẩm được đưa ra, từ đơn giản đến phức tạp, điều đó minh chứng cho một điều rằng, văn chương nhiều khi lại là sự thách thức thời đại chứ không đơn giản là những tác phẩm dẫn dắt người đọc với cốt chuyện rõ ràng. Theo mình nghĩ thì vở kịch đã được viết nhanh chóng trong một trạng thái vô thức (có thể trong nỗi tuyệt vọng và trống rỗng chẳng hạn) tác giả đã không chỉnh sửa nhiều nhằm bóc trần một cách thô sơ nhất những gì đang diễn ra trong con người và giữa con người với nhau.


Godot có thể là bất cứ ai, bất cứ điều gì mà người đọc tự lý giải ra cho mình. Một vở kịch không hề yên lặng như sự trống rỗng vốn có mà đầy ắp những lời thoại và hành động. Nhưng thật kỳ lạ thay, tất cả được thiết kế ra chỉ để càng làm tăng thêm mức độ của sự trống rỗng. Godot không đến, hai nhân vật cũng chẳng nhúc nhích lấy một vài bước chân ra khỏi khung cảnh của mình. Họ cứ chờ đợi ngày qua ngày, với một niềm tin mơ hồ rằng Godot sẽ đến (thậm chí họ còn không tưởng tượng ra Godot là người thế nào). Hy vọng và rồi thất vọng, nó giống như ta không làm gì có giá trị, chỉ ngồi đó nguyện cầu cho điều may mắn sẽ tới. Rồi, nó tạo nên những con người khổ đau, buồn bã. 

Biên tập viên có đề cập đến một nhân vật Lucky, vốn là người nô lệ, phải chăng anh ta chính là người may mắn nhất trong vở kịch này như chính cái tên của mình. Anh ta có một cuộc sống mà bất cứ ai nhìn vào cũng khinh thường. Nhưng một điều quan trọng là Lucky không hề cảm thấy khổ sở: anh ta thoải mái ăn lại chỗ xương gà của chủ nhân mà không lời phàn nàn. Lucky sống kiếp nô lệ của mình với sự chấp nhận, tự tìm kiếm niềm vui và không trông chờ gì vào ngày mai. Cùng lắm thì mai kia, anh ta lại bị bán cho một người chủ mới và tiếp tục cuộc sống nô lệ của mình. Biên tập viên đã đặt ra câu hỏi: phải chăng chính việc chẳng có gì để chờ đợi lại là điều may mắn? Lucky chấp nhận cuộc sống hiện tại như một lẽ hiển nhiên. Xét trên giới hạn của vở kịch thì ta có thể thấy được sự hợp lý của ý kiến trên. Tất nhiên mình không hoàn toán tán đồng với cái nhìn đó.

Giống "Vụ án" của F.Kafka, cuốn sách không quá dầy, nhưng cũng đòi hỏi người đọc sự kiên nhẫn nhất định. Mình đã mất hơn 1 tuần để đọc "vụ án" nhưng quả thực cũng chỉ thấu được một vài điều trong tác phẩm. Để đọc những cuốn sách thể loại phi lý như thế này thì ta nên tham gia một buổi tọa đàm nào đó để có được cái nhìn đa chiều hơn. Từ đó người đọc sẽ đón nhận tác phẩm với một suy nghĩ khác thay vì từ bỏ. Bản thân mình đã quyết định chưa mua cuốn sách vì giống như "vụ án" của F.Kafka, thể loại văn học phi lý chưa phù hợp với nhu cầu của mình. 

Trích đoạn đối thoại giữa Estragon và Vladimir:
"Chúng ta có thể bắt đầu lại tất cả theo cách nào đó."
"Nó nên là cách dễ dàng."
"Nó là sự bắt đầu, nó nên khác đi."
"Bạn có thể bắt đầu từ bất cứ điều gì."
"Đúng vậy, nhưng ta cần phải đưa ra quyết định"... 

Họ bắt đầu rất nhiều: những cuộc thảo luận, tranh cãi, đùa giỡn ...  tuy nhiên vẫn đó là việc bắt đầu chờ đợi Godot mà không có hồi kết.

5 nhận xét:

  1. HAN tham dự được buổi tọa đàm, thật tuyệt! :)

    https://media0.giphy.com/media/l2JhBoNin9yhqSDLO/giphy.gif

    Trả lờiXóa
  2. Tui có một thắc mắc... nếu sự phi lý có một ý nghĩa, truyền tải được một điều gì đó cần được thấu hiểu, vậy nó có còn là sự phi lý nữa hay không? Rồi khi đã hiểu được chút gì đó về sự phi lý, vậy có phải mình sẽ nhận thức theo chiều hướng "ồ, cái này cũng có lý ấy chứ" không? :"<

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo như t được nghe thì phi lý vẫn là phi lý vì nó không theo logic thông thường. Người ta có thể hiểu theo nhiều cách, tự suy diễn ra nhiều ý nghĩa hay xu hướng.
      Chính vì cái mở này mà có cả những khoa văn chương riêng nghiên cứu về nghệ thuật phi lý này.
      Trào lưu nghệ thuật phi lý hình như kéo dài đến thập niên 80 là dừng lại rồi, ko có thêm những sáng tác mới. Chắc tại nó thử thách khán giả ghê quá nên không được ưa chuộng, mặc dù tác giả đạt giả Nobel.

      Xóa
    2. bài sau cũng có đoạn hay đề cập đến vở kịch Trong khi chờ Godot, bạn tham khảo:

      https://tiasang.gitlab.io/post/2022/08/08/chu-nghia-marx-va-chu-nghia-hien-sinh/

      Xóa

Anhnh.thienloc@gmail.com

cảm xúc ngày đầu tuần

Sáng thứ hai, bầu trời vẫn âm u như những ngày trước. Bất chợt một tia nắng hiếm hoi chiếu tới rồi nhanh chóng bị những đám mây ...