Chiếc khăn rằn


Cách đây năm hôm, công ty có tổ chức một buổi ngoại khóa mừng sinh nhật 13 tuổi. Một điều vô cùng có ích khi được nghe một diễn giả nói chuyện.

“Các bạn thử nhìn bề ngoài tôi xem, có điều gì để nói lên tôi là một người Việt Nam?”

Diễn giả mặc áo sơ mi, quần tây, giày tây, tất cổ ngắn. thắt lưng da. Nhưng đó đều là trang phục theo phong cách Âu. Hẳn người Việt khi ra nước ngoài, ai cũng nghĩ anh ta là một người Trung Quốc hay Nhật Bản nào đó. Người thì đoán là sự khác biệt là nước da vàng, cơ thể hơi gầy, tóc hơi xoăn…Tất cả đều sai. Và đến khi không có ai đoán được là điều gì. Thì diễn giả nói:

“Các bạn có thấy dù trời rất nóng nhưng khi vào đây tôi vẫn quàng theo thứ này không?”

Anh chỉ vào chiếc khăn mình đang quàng quanh cổ. Đó là chiếc khăn rằn mà nhiều người vẫn thấy trong hình ảnh của ông Đặng Lê Nguyên Vũ – chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên. Nhưng nếu bạn chịu khó tìm hiểu hơn thì đó chính là chiếc khăn rằn mà những người chiến sỹ quân giải phóng miền Nam Việt Nam ngày xưa vẫn thường sử dụng. Chiếc khăn rằn hiện nay đã được cách điệu đi nhiều.

“Quàng khăn không phải là sự cố gắng tạo nên phong cách riêng. Mà nó là cách để chúng ta luôn thấy được mình là người Việt, khi mà thời đại ngày nay, văn hóa Á Âu đang lẫn lộn. Ra nước ngoài, khi quàng khăn, dù là khăn rằn hay khăn lụa, chỉ cần là quàng hờ thôi, người ta có thể nhận ra ngay, bạn là người Việt Nam. Hơn nữa, nó mang lại cho tôi rất nhiều may mắn, cũng có thể một phần là vì ý nghĩa đơn giản ấy.”


2 nhận xét:

Anhnh.thienloc@gmail.com

cảm xúc ngày đầu tuần

Sáng thứ hai, bầu trời vẫn âm u như những ngày trước. Bất chợt một tia nắng hiếm hoi chiếu tới rồi nhanh chóng bị những đám mây ...